Hình dáng các cây nắp ấm rất dễ nhầm lẫn

Thứ ba - 17/07/2012 18:16

Hình dáng các cây nắp ấm rất dễ nhầm lẫn

Hình dáng các cây nắp ấm rất dễ nhầm lẫn

 Trước đó, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Trường, thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, thông báo họ đã tìm thấy cây ăn thịt Nepenthes thorelii (cây nắp ấm Thorel) ở vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học thấy loài cây này sau hơn một thế kỷ.

Khi thông tin được công bố, nhiều độc giả và ngay cả giới khoa học đã lên tiếng. Trong thư gửi VnExpress, độc giả Bùi Phùng viết: "Cách đây gần 10 năm, tôi đã làm một phim về du lịch ở Bình Thuận, trong đó nói nhiều về cây nắp ấm. Vì thế thông tin cây nắp ấm tái xuất hiện ở Xa Mát và không có trong tự nhiên là không chính xác".

Một độc giả khác tên là Trần Minh cho rằng, các nhà khoa học Việt Nam chưa tìm hiểu kỹ về loài cây cây nắp ấm Thorel trên phạm vi cả nước.

"Lúc tôi còn nhỏ, khoảng 15 tuổi, tôi thấy rất nhiều loài cây nắp ấm. Tôi nghĩ hiện tại loài cây này vẫn mọc ở những con suối trong vùng núi gần bìa rừng ở quê tôi. Và nó vẫn tồn tại lâu nay chứ không phải bây giờ mới xuất hiện trở lại sau 100 năm", độc giả Trần Minh viết.

Nhà khoa học Vũ Xuân Phương, một chuyên gia về thực vật, nhận định rằng phát hiện của nhóm tiến sĩ Trường thiếu căn cứ khoa học thuyết phục.

VnExpress đã trao đổi phản ánh của độc giả với tiến sĩ Lưu Hồng Trường. Ông Trường khẳng định, thông tin mà nhóm đưa ra là chính xác với nghiên cứu đầy đủ. Theo ông Trường, hình dáng của các loài nắp ấm tương đối giống nhau và do đó con người rất dễ nhầm lẫn.

"Ngay cả chúng tôi và chuyên gia thực vật trước đây từng nhầm lẫn Thorel với cây nắp ấm khác", ông Trường nói.

Tiến sĩ Trường cho biết, ở núi Takóu, Bình Thuận và nhiều nơi khác ở Việt Nam có đến 2 loài nắp ấm Nepenthes mirablis và N. smilesii. Nếu không quan sát kỹ người ta cũng thấy chúng giống loài nắp ấm Thorel.

"Có thể người dân thấy loại cây giống nắp ấm Thorel chứ đó không phải là nắp ấm Thorel. Để xác định tên chính xác của thực vật, chúng ta cần mẫu vật đầy đủ. Chúng tôi sẵn sàng xem xét những mẫu vật nếu người dân hoặc ai đó gửi tới để phân biệt rõ ràng", ông Trường nhấn mạnh.

Cũng theo tiến sĩ Trường, nhóm khoa học đã khảo sát các địa danh khác nhau trong và ngoài nước - nơi nắp ấm phân bố - và cũng đã so sánh các mẫu vật ở các bộ thảo tập ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, kể cả ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật ở Hà Nội và Viện Sinh học nhiệt đới ở thành phố HCM.

Về thông tin các mẫu vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đang lưu ba mẫu nắp ấm Thorel, tiến sĩ Trường đã xem xét và xác định đó không phải là nắp ấm Thorel, mà thuộc về các loài N. mirabilis hoặc N. smilesii.

Các mẫu vật có tên nắp ấm Thorel trong Bảo tàng Paris được thu từ Hà Tiên và Đà Lạt cũng được nhóm nghiên cứu kiểm tra và xác nhận là loài N. smilesii – một loài phổ biến ở Đông Dương và thường thấy ở các trảng cây bụi cũng như rừng thông ở các cao độ khác nhau.

Phân biệt hoa của cây nắp ấm Thorel (A) và hoa cây nắp ấm hiện đang được trồng làm cảnh (B). Ảnh: Lưu Hồng Trường.

Trong những nghiên cứu phân loại học thực vật, họ Nắp ấm (tên Latin làNepenthaceae với một chi duy nhất là Nepenthes) ít được nghiên cứu so với nhiều họ thực vật khác và trong thực tế hiểu biết của con người về nhóm thực vật bắt mồi này vẫn còn rất hạn chế. Hầu hết các mẫu vật được thu trước khi F. Danser nghiên cứu lại họ Nắp ấm vào năm 1928. Sau này, các công trình khác chủ yếu tập trung vào một khu vực hay một vài loài nhất định. Tại Đông Dương, có một số báo cáo nhưng hiện quan điểm phân loại cũng đã thay đổi nên cần nghiên cứu lại.

Cũng theo tiến sĩ Trường, một số mẫu vật mang tên N. thorelii trong một số bộ sưu tập quan trọng và thậm chí được mua bán trên thị trường thật ra chỉ là các loài gần gũi.

"Năm 2010, nghiên cứu của nhà khoa học tên Mey cho thấy các loài thường được buôn bán trên thị trường có nhãn “Nepenthes thorelii” chính là các cá thể của các loài N. smilesii, N. kampotiana hay N. bokorensis, trong đó loài N. smilesii là phổ biến nhất vì người ta dễ thấy chúng trong tự nhiên", tiến sĩ Trường dẫn chứng.

Loài cây nắp ấm Thorel được nhà thực vật học người Pháp Clovis Thorel phát hiện lần đầu tiên ở xã Thị Tĩnh, huyện Lò Thiêu, tỉnh Bình Dương khoảng 1861-1869. Lúc này, các mẫu nắp ấm được gọi với tên Thorel 1032. Năm 1909, nhà thực vật học Paul Henri Lecomte mô tả chính thức về loài này, và ông đã lấy tên Thorel để đặt tên cho chúng.

Kể từ khi Bois thu được mẫu vật của loài này ở Bình Dương năm 1903, cho đến khi nhóm của tiến sĩ Trường tìm thấy ở vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát thì chưa ai một ghi nhận sự tồn tại trong môi trường tự nhiên của cây nắp ấm Thorel.

Khi Lecomte đặt tên cho nắp ấm Thorel, giới khoa học trên khắp hành tinh chỉ biết khoảng 40 loài nắp ấm. Sau này các nghiên cứu khoa học đã chỉ định mẫu vật mang số hiệu Thorel 1032 được Thorel thu thập là mẫu chuẩn cho loài nắp ấm Thorel. Do đó, chỉ các mẫu vật nắp ấm nào phù hợp với mẫu vật mang số hiệu này mới được xác nhận là nắp ấm Thorel. Nắp ấm có số hiệu Thorel 1032 đang được lưu giữ ở các bộ thảo tập Paris (Pháp) Bogor (Indonesia) và New York (Mỹ).

"Chúng tôi không thể khẳng định rằng các cá thể nắp ấm mà nhiều người dân phản ánh nói trên chính là nắp ấm Thorel, cần xem xét kỹ với mẫu vật đầy đủ mới xác định có phải loài Thorel hay không", ông Trường nói.

Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.

Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn.

Nắp ấm Thorel có bộ phận "ấm" hay "bình" (được tạo ra từ lá) gần đất có dạng bầu tròn, so với các loài tương tự ở nước ta (khá phổ biến trong tự nhiên và được trồng rộng rãi) thì bình của nắp ấm Thorel tròn hơn rất nhiều. Ở các loài tương tự, dạng ấm tròn đôi khi xuất hiện ở một vài cá thể riêng biệt nhưng đặc tính này rất ổn định ở loài nắp ấm Thorel.

Hương Thu

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay42
  • Tháng hiện tại2,460
  • Tổng lượt truy cập463,670
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 218 | lượt tải:141

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 208 | lượt tải:166

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 302 | lượt tải:166

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 233 | lượt tải:0

Số : 44/2019/QH14

Tên : Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 276 | lượt tải:60

Số : 39/2019/QH14

Tên : Luật đầu tư công

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 205 | lượt tải:67
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây