TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT

      Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát có thảm thực vật rừng dạng khảm giữa rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp, các dải hẹp rừng thường xanh ven sông suối và rừng tràm. Gần biên giới với Campuchia là các dải rộng đồng cỏ đất lầy với các thảm cói, lác.

      Hệ thực vật rừng Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát cho đến nay đã ghi nhận hơn 700 loài với đại diện của 5 ngành thực vật, 60 bộ, 116 họ và 396 chi.

 

    

 

      Tháng 9/2016, VQG Lò Gò – Xa Mát được vinh dự nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho 2 cá thể cổ thụ: Dầu con rái (Dipterocarpus alatus) 269 tuổi và Vên vên (Anisoptera costata) 215 tuổi.

 

  

 

      Các loài thuộc họ lan đã thu thập tại VQG Lò Gò – Xa Mát gồm khoảng 29 loài thuộc 19 chi thuộc hai nhóm sinh thái: nhóm trên đất (địa lan) và nhóm bì sinh. Nhóm địa lan có củ sống trong đất theo mùa được xem là đặc trưng cho thảm cỏ rừng ưu thế sao dầu thưa hỗn giao với các loài cỏ. Một số loài địa lan thường gặp như: Habenaria rostrata, Habenaria sp. và Pecteilis susannae cho thấy tính riêng biệt khu hệ thực vật và thảm của VQG.

 

    


      Loài Dendrobium minusculum – một loài lan mới đã được tìm thấy tại VQG Lò Gò – Xa Mát và công bố năm 2009.

 

    

 

      Thành phần loài cây có vị thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát đã xác định được 486 loài (chiếm 70,0% tổng số loài hiện có của VQG), 322 chi (81,5% tổng số chi), 104 họ (90,4% tổng số họ) của 4 ngành (80% tổng số ngành). Trong đó, xác định được 18 loài cây thuốc có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ của IUCN (2013) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và 10 loài cây thuốc nằm trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền của Bộ Y Tế (2013). Về giá trị công dụng, Vườn quốc gia có 204 loài cây thuốc dùng ngoài da và 378 loài dùng uống để chữa bệnh.

 

    

 

      Thành phần loài Nấm lớn ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát rất đa dạng, qua kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 112 loài. Trong đó, ngành Nấm đảm (Basidiomycota) có 108 loài thuộc 64 chi, 34 họ và 11 bộ; ngành Nấm túi (Ascomycota) có 4 loài thuộc 2 chi, 2 họ của 2 bộ. Có 2 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) cần được bảo vệ nghiêm ngặt là Nấm phễu có vòng (Lentinus sajor-caju) và Nấm ly hồng lông thô (Cookeina tricholoma).

 

    

 

      Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát ghi nhận được 42 loài thú thuộc 7 bộ. Một số loài có giá trị cần được bảo vệ nghiêm ngặt như: Voọc chà vá chân đen, Voọc bạc, Khỉ đuôi lợn, Sóc bay đen trắng, Cu li nhỏ…

 

    

 

      Sinh cảnh đa dạng ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát góp phần làm cho số loài chim ở đây cũng đa dạng và phong phú. Vườn quốc gia còn là một trong những vùng chim quan trọng của Việt Nam và là điểm dừng chân lý tưởng của một số loài chim di cư như Sếu đầu đỏ và Cò nhạn.

      Vườn đã ghi nhận được 203 loài chim thuộc 15 bộ và 40 họ. Một số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như Gà lôi hông tía, Già đẫy Java, Hạc cổ trắng.

 

    

 

      Khu hệ bò sát ở Vườn quốc gia vừa mang tính đặc trưng của vùng đồng bằng Nam bộ vừa mang tính đặc trưng cho khu hệ Nam Trường Sơn. Số lượng động vật bò sát ở đây ghi nhận được 59 loài thuộc 15 họ và 2 bộ, 14 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Trong đó, 2 loài cực kỳ nguy cấp là Rắn hổ mang chúa và Trăn đất.

 

 

    

 

      Vườn quốc gia có rất nhiều khu ngập nước quanh năm hoặc theo mùa là điều kiện thuận lợi cho các loài ếch nhái sinh sống. Mặc dù diện tích ở VQG Lò Gò – Xa Mát không lớn so với các VQG khác nhưng độ đa dạng của động vật vật lưỡng cư ở đây khá cao.Vườn đã ghi nhận được 25 loài lưỡng cư, trong đó có 2 loài ở bậc VU trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là Ếch giun và Cóc rừng. Loài Nhái bầu vẽ là đặc hữu Việt Nam.

 

    

 

      Khu hệ cá ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát mang tính đặc trưng của vùng trung lưu và hạ lưu sông Mê Kông. Vườn có mạng lưới sông, suối, bàu, trảng, kênh và vùng ngập nhân tạo khá dày. Vào mùa mưa các khu này đều ngập nước và hòa vào khu vực sông Vàm Cỏ đông tạo điều kiện cho các loài cá di cư kiếm ăn, sinh sản, mở rộng phạm vi phân bố và sinh sống. Do vậy, khu hệ cá ở đây rất đa dạng và phong phú với 89 loài thuộc 26 họ và 10 bộ. Trong đó, có 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007). Riêng loài cá Cóc (Cyclocheilichthys heteronema) là ghi nhận mới cho khu hệ cá nước ngọt Việt Nam.

 

  

     

      Vườn quốc gia có nhiều trảng cỏ lớn, các khu đất ngập nước rộng và nhiều loại hình thủy vực khác nhau. Đây là những điều kiện sống thích hợp cho côn trùng nên thành phần côn trùng ở đây rất phong phú và đa dạng.

      Hệ côn trùng ở Vườn quốc gia đã định danh được 128 taxa thuộc 9 bộ. Đa số những loài côn trùng ở đây có kích thước lớn và phân bố rộng trong khu vực Đông Nam Á.

 

    

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay142
  • Tháng hiện tại4,162
  • Tổng lượt truy cập457,912
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 212 | lượt tải:118

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 195 | lượt tải:158

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 290 | lượt tải:159

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 223 | lượt tải:0

Số : 44/2019/QH14

Tên : Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 266 | lượt tải:58

Số : 39/2019/QH14

Tên : Luật đầu tư công

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 194 | lượt tải:63
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây