Rùa con chào đời trong môi trường mới

Thứ sáu - 19/07/2024 14:04

Cá thể Rùa núi vàng được ấp nở thành công trong môi trường bán hoang dã tại khu chăm sóc cứu hộ động vật hoang dã thuộc phòng Khoa học, Bảo tồn và Hợp tác quốc tế - Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Từ năm 2018 đến nay, khu chăm sóc cứu hộ động vật hoang dã thuộc phòng Khoa học, Bảo tồn và Hợp tác quốc tế - Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát đã tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hàng ngàn cá thể động vật để chăm sóc, cứu hộ và tái thả về môi trường tự nhiên. Trong đó, có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới IUCN như: Vượn đen má vàng, Khỉ đuôi lợn, Khỉ đuôi dài, Rái cá vuốt bé, Cá sấu Xiêm, Rùa hộp núi vàng, Trăn gấm, Trăn đất, Diều lửa, Gà tiền mặt đỏ, Gà lôi hông tía, Gà rừng, Mèo rừng…

Trong môi trường nuôi dưỡng bán hoang dã, các cá thể động vật rừng dần thích nghi và bước đầu đã có một số loài sinh sản thành công.

Tin vui đến với các bạn làm công tác chăm sóc, cứu hộ khi đã ghi nhận thêm một cá thể rùa núi vàng được ấp nở thành công. Đến nay, bé rùa đã được 2 tuần tuổi, tình trạng sức khỏe tốt.

Rùa núi vàng có tên khoa học Indotestudo elongata thuộc nhóm IIB danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện trạng bảo tồn: Sách đỏ Việt Nam: Nguy cấp; Sách đỏ IUCN: Nguy cấp.

Rùa núi vàng là loài rùa cạn chỉ sinh sống ở khu vực có khí hậu nhiệt đới. Là loài bò sát không thể kiểm soát được nhiệt độ cơ thể nên nơi ở của chúng đòi hỏi phải đủ điều kiện để có thể tắm nắng hoặc trú ngụ trong bóng râm. Ở Viêt Nam chúng phân bố khu vực miền Bắc, miền Trung và một số tỉnh miền Nam. Con cái có xu hướng to hơn và tròn hơn con đực, chúng thường đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, mỗi lứa đẻ từ 4 trứng đến 5 trứng, kích thước trứng khoảng 4 cm đến 5 cm và có tập tính vùi trứng vào đất. Thức ăn của chúng là thực vật và quả rụng.

Việc cá thể rùa núi vàng con được ấp nở thành công trong môi trường bán hoang dã tại khu chăm sóc cứu hộ động vật Vườn quốc gia không chỉ có ý nghĩa về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen mà nó còn đánh dấu sự cố gắng, nỗ lực của bộ phận chăm sóc, cứu hộ trong công tác bảo tồn mẫu vật sống phục vụ tuyên truyền giáo dục môi trường và du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.   

Tin bài, ảnh: Cẩm Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập5
  • Hôm nay701
  • Tháng hiện tại5,658
  • Tổng lượt truy cập632,167
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 1098/QĐ-UBND

Tên : Quyết định thành lập Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 86 | lượt tải:31

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 305 | lượt tải:198

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 297 | lượt tải:222

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 396 | lượt tải:224

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 303 | lượt tải:0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây