Theo ghi nhận mới nhất, vào ngày 15/4/2018, tại Trảng Tà Nốt - Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, nhân viên bảo vệ rừng đã quan sát được 03 (ba) cá thể Sếu đầu đỏ dừng chân và đang kiếm thức ăn tại đây. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy những sinh cảnh và tài nguyên sinh vật ở đây được bảo vệ tốt và ổn định.
Sếu đầu đỏ có tên khoa học là Grus antigone, là một trong số các loài chim biết bay cao lớn nhất thế giới. Chim trưởng thành có thể cao khoảng 1,5 – 1,8 mét;sải cánh từ 2,2 – 2,3 mét và có trọng lượng trung bình 8 – 10 kg, là loài lớn nhất trong họ Sếu. Chúng có 3 loài phụ: Sếu đầu đỏ Ấn Độ, Sếu đầu đỏ Úc và Sếu đầu đỏ phương Đông. Trong đó sếu đầu đỏ phương Đông (Grus antigone sharpii) là phân loài có mặt ở Việt Nam. Sếu đầu đỏ là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới, hiện không còn nhiều trong tự nhiên.
Trong những năm gần đây, địa điểm dừng chân quen thuộc và yêu thích của loài này tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là cánh đồng cỏ năng – một vùng đất ngập nước theo mùa quan trọng và đặc sắc của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, tiểu khu 17, nơi có nhiều nét tương đồng với vùng đất ngập nước của Đồng Tháp Mười, nơi chứa đựng những giá trị lớn về đa dạng sinh học. Ngoài ra, một số loài chim nước khác trong hành trình di trú của mình đã ghé qua hàng năm như Già đẫy nhỏ (Leptoptilos javanicus), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Cò nhạn (Anastomus oscitans)…
Thường mỗi đợt Sếu về, chúng chỉ ở lại 2 đến 3 ngày, sau đó sẽ tiếp tục chuyến hành trình dài đã định!
Ý kiến bạn đọc
- Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, khiến nghị của người dân
- Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp
- Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Tây Ninh
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh
- Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tây Ninh
- Sở Nông nghiệp và PTNT Tây Ninh
- Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật Tây Ninh