Bài viết về cây nắp ấm nepenthes thorelii

Thứ ba - 17/07/2012 20:45

Bài viết về cây nắp ấm nepenthes thorelii

Bài viết về cây nắp ấm nepenthes thorelii

    "Tôi đọc báo trên mang thấy thật là nhiều thông tin và nhận xét trái chiều. Về măt khoa học nếu theo tác phẩm “  Cây cỏ Việt Nam”  xuất bản năm 1991(tập 1, trang 673-674) của GS.TS Phạm Hoàng Hộ ghi rõ 4 loài nắp ấm Nepenthes của Việt Nam gồm:


   - Nepenthes annamensis Macfarl (“Bình nước Trung bộ”), phân bố: Đà Lạt, Vĩnh Linh - -- Nepenthes geoffrayi H. Lec (“Bình nước Geoffray”), không nói nơi phân bố
   -  Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce (“Bình nước kỳ quan”, “Trư-lung”, “Pitcher plant”), gặp ở vùng đất lầy, bình nguyên
    -  Nepenthes thorelii H. Lec. (“Bình nước Thorel”), phân bố ở Đà Lạt, Đồng Nai, Hà Tiên.
và lần xuất bản gần đây nhất do NXB Trẻ xuất bản có thêm một loài nữa là: - Nepenthes distillatoria L. (“Nắp bình cất”), mọc hoang ở Đồng Tháp.

     Tác giả Nguyễn Tiến Bân cũng ghi nhận Việt Nam có 4 loài trong đó có loài N. thorelii trong cuốn Danh lục các loài Thực vật Việt Nam , Tập II, do Nhà xuất bản Nông Nghiệp xuất bản năm 2003, trang 868 và nêu lên nơi phân bố là Lâm Đồng (Đà Lạt), Bình Dương (Thị Tính), Đồng Nai, Kiên Giang (Hà Tiên) và còn có ở Campuchia. Nhưng rất tiếc tác giả không hề đưa ra bằng chứng là mẫu vật nghiên cứu mà chỉ dựa vào các tài liệu đã công bố và sử lý danh pháp thực vật. Trong khoa học Phân loại thực vật, Tên khoa học nếu có mẫu vật đẩm bảo thì tính chính xác mới cao và mới là khoa học. Tôi cũng đã đọc bản thảo bài báo có tên "Nepenthes thorelii, an emended description and novel ecological data resulting from its rediscovery in Tay Ninh, Vietnam" của tập thể tác giả :François Sockhom Mey1*, Luu Hong Truong, Dang Viet Dai và Alastair S. Robinson dài 30 trang bằng tiếng Anh sẽ xuất bản trên tạp chí chuyên ngành có uy tín trên thế giới. Là một người nghiên cứu về khoa học phân loại thực vật và bảo tồn thực vật lâu năm tôi thấy đây là bài báo khoa học nghiêm túc. Đê xác định được tên khoa học loài Nepenthes thorelii, các tác giả đã nghiên cứu các mẫu chuẩn (typus) là: TYPES:  Nepenthes thorelii  –Thorel 1032  (lecto P!), Lo-Thieu, Vietnam. Thorel 1032  (isolecto P!), Guia-Toan, Vietnam. Thorel 1032 (isolecto P photo!) Ti-Tinh swamp, Vietnam. Thorel 1032 (isolecto NY photo!), forest swamp, Cochinchine. và nhiều mẫu vật nghiên cứu thu ở Việt Nam, trong đó có mẫu thu được tại VQG Lào Gò- Xa Mát (Tây Ninh): Luu et al. 577A, 578, 579, 580, 581, 582 Các mẫu này đang lưu giữ tại Phòng tiêu bản của Viện Sinh học Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh(VNM).  và được so sánh với mẫu chuẩn (Typus) thì còn nghi ngờ gì nữa. Đây là cơ sở khoa học để khẳng định tính chính xác của tên khoa học này. Đúng là theo tài liệu đã công bố Việt Nam có 5 loài, mọc phổ biến nhiều nơi như một số ý kiến tranh luận đã đưa ra. Nhưng ai là người đảm bảo chắc chắn loài mọc hoang ở Quảng TRị, Thừ Thiên Huế, Quảng Nam, Binh Đinh, Gia Lai, Lâm Đồng, Long xuyên, Đà Nẵng (bán đảo Sơn Trà) là loài N. thorelii. Phải chăng đó là loài khác. Muốn khẳng định phải có mẫu vật và đối chiếu với loài Typus của N. thorelii mới tin được. Có người còn lấy cây nắp ấm nhập nội đang bán nhiều ở các chợ hoa của các thành phố lớn của Việt Nam để khẳng định loài nắp ấm nhiều lắm là không đúng đâu.
Cây nắp ấm Thorel tìm được tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát
     Tranh luận gì thì tranh luận, phải khẳng định các tác giả đã có cơ sở khoa học để xác định chính xác loài mọc ở VQG Lò Gò Xa Mát là loài Nepenthes thorelii là chính xác. Từ đó lại còn xác định nó năm trong phụ lục II của Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES ). TRong Danh luc đỏ của IUCN năm 2000 loài này được xếp ở bậc:DD nghĩa là còn thiếu dẫn liệu. Tới nay tác giả đã có dẫn liệu về phân bố tự nhiên, tính được điện tích nơi cư trú, nơi phân bố, tình trạng tái sinh và sự biến đổi theo các thế hệ v. v.. năm 2011, tại hội thảo của Quĩ đối tác các hệ sinh thái nguy cấp ( Crictical Ecoystem Parnership Fund- viết tắt là CEPF) họp tại CHieng Mai (Thai Land) các chuyên gia phân loại hàng đầu thế giới  và Việt Nam đã xếp hạng bảo tồn của chúng theo tiêu chí IUCN (2010) ở bậc rất nguy cấp - Critically Endangered (CR). Đây là kết luận đánh giá khoa học chính xác. Từ đánh giá khoa học này, các nhà khoa học có quyền đề xuất các hoạt động bảo tồn chúng ngoài tự nhiên. Nếu không có biện pháp bảo vệ thì sẽ bị tuyệt chủng trong tương lai. Còn nếu trong tương lai bảo vệ tốt thì mưc độ đe dọa sẽ giảm đị. Rất may cho loài này được nằm trong VQG Lò Gò Xa Mát, mức độ đe dọa cũng sẽ giảm đi vì dù sao cũng được pháp luật bảo vệ. Nhưng đây là nguồn gien quí tại sao không có chương trình bảo tồn tự nhiên, bảo  tồn nguồn gien, áp dung các công nghệ sinh học hiện đại để nhân giống tạo ra nguồn cây cảnh quí để "bán đầy ở các chợ hoa". Nếu nhóm của TS. Lư Hồng Trường làm được điều đó thì lúc đó loài này sẽ chắc không còn la nguy cấp nữa và là dấu hiệu đáng mừng cho công việc bảo tồn thực vật Việt nam. Vài ý kiến khoa học trao đổi cùng các bạn để cùng nghiêm túc ủng hộ cái mới và không việc gì phải choáng cả. Khoa học là như vậy. Nếu có bằng chứng hãy tranh luận.
 
                                                                                                             Người viết
                                                                                                     TS. Nguyễn Tiến Hiệp

 

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay842
  • Tháng hiện tại18,142
  • Tổng lượt truy cập644,651
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 1098/QĐ-UBND

Tên : Quyết định thành lập Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 99 | lượt tải:31

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 311 | lượt tải:198

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 301 | lượt tải:225

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 402 | lượt tải:225

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 307 | lượt tải:0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây