Vườn QG Lò Gò – Xa Mát: Phát triển du lịch sinh thái để bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng bền vững

Thứ ba - 13/09/2011 22:49

Vườn QG Lò Gò – Xa Mát: Phát triển du lịch sinh thái để bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng bền vững

Vườn QG Lò Gò – Xa Mát: Phát triển du lịch sinh thái để bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng bền vững

 

Theo đó, cơ quan chủ quản đầu tư dự án quy hoạch là UBND tỉnh Tây Ninh, cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh và cơ quan triển khai thực hiện và chủ đầu tư là Ban quản lý Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao cho Ban quản lý Vườn quốc gia xây dựng đề án thành lập Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

Vườn Quốc gia (VQG) Lò Gò – Xa Mát nằm về hướng Tây Bắc và cách thị xã Tây Ninh 35 km, tổng diện tích tự nhiên 18.803 ha nằm trên địa bàn 4 xã: Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp và một phần xã Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên. Phía Tây có sông Vàm Cỏ Đông bao bọc, đây cũng là đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, phía Bắc giáp biên giới Campuchia – có cửa khẩu quốc tế Xa Mát; phía Đông và Nam giáp các xã Tân Bình, Tân Lập và Hòa Hiệp.

Hệ thực vật của rừng VQG đến nay đã xác định được 696 loài thuộc về 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi. Có 158 loài cây có khả năng làm thuốc hoặc đã được sử dụng làm thuốc nam truyền thống địa phương; 58 loài cây cho gỗ; 21 loài cây làm cảnh; 10 loài cây thực phẩm; 7 loài cây dùng làm rau xanh. Hệ động vật có 42 loài thú của 7 bộ, trong đó có một số loài thú quan trọng có giá trị cao. Các loài chim đã quan sát được tại VQG Lò Gò-Xa Mát tính đến nay là 203 loài thuộc 15 bộ và 40 họ.

Có 4 loài quý hiếm ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Với vị trí địa lý đặc thù và là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú, để phát triển bền vững đa dạng sinh học của VQG là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ đó, UBND tỉnh Tây Ninh đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái của VQG với những nội dung chính như sau: Về mục tiêu: Thứ nhất, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng.

Đây là mục tiêu chính quan trọng nhất của dự án, vì mục tiêu này hướng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Thứ hai, phát huy truyền thống của văn hóa dân tộc, các di sản lịch sử; Thứ ba, hỗ trợ cho phát triển kinh tế chung của tỉnh. Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, chiến lược phát triển du lịch sinh thái VQG Lò Gò – Xa Mát phải đảm bảo: Không được sử dụng đất có rừng và các bàu, trảng có giá trị bảo tồn; chỉ nên sử dụng đất trống, đất nông nghiệp; Cơ sở du lịch phải đa dạng hoá, nhưng hướng đến sự đơn giản và gần với tự nhiên; Cơ sở du lịch phải hiện đại và tinh tế, kết hợp giữa hiện đại và truyền thống;

Cơ sở du lịch hài hòa với môi trường thiên nhiên; Đồng bộ trong xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mức độ tiện nghi, thẩm mỹ và an toàn cao; Du lịch sinh thái gắn liền với việc bảo tồn khu VQG Lò Gò – Xa Mát; Hạn chế sự xâm lấn đất đai. Du lịch sinh thái VQG Lò Gò – Xa Mát nằm trong chương trình phát triển du lịch chung của tỉnh Tây Ninh; là một trung tâm du lịch sinh thái kết hợp rèn luyện sức khoẻ bằng hình thức chủ yếu là đi xe đạp, đi bộ và một số ít là đi bằng xe bò, đi xuồng ba lá (phương tiện cổ điển của người dân bản địa). Các tuyến du lịch sinh thái chính bao gồm:

1. Tuyến du lịch bằng xe đạp tham quan các điểm văn hóa di tích lịch sử: Dài khoảng 10 km. Có thể thăm viếng 7 điểm di tích lịch sử và thắp nhang tưởng nhớ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến. Đó là các di tích: Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Phòng Hội hoạ, Nhà in Trần Phú, Thông tấn xã Việt Nam, Xưởng Phim Giải phóng, Đài Phát thanh Giải phóng. 2. Tuyến du lịch bằng xe đạp thăm rừng dầu Trà Beng và trảng đất ngập nước Tà Nốt: Xuất phát từ trạm Suối Đaha, độ dài ước tính khoảng 15 km. Thăm vùng đất ngập nước theo mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm.

Kiểu rừng đặc trưng là rừng dầu Trà Beng và dầu Lông. Có thể quan sát thấy quanh năm có các loài hoa đẹp nổi tiếng của VQG, trong đó có hoa dầu Trà Beng màu đỏ cánh sen là biểu tượng của Vườn. 3. Tuyến du lịch bằng thuyền trên vùng đất ngập nước Tà Nốt: Ước tính khoảng 3 km.

Chỉ có thể thực hiện vào 3 tháng cuối mùa mưa từ tháng 9,10,11 hằng năm. Cấu trúc của thuyền dạng độc mộc dành cho 1-2 người chèo. Quan sát nhiều loài thủy sinh và thực vật biến đổi theo mực nước ngập trong năm. Trạm quan sát chim nước và ngắm nhìn mặt trời mọc và lặn. 4. Tuyến tham quan bàu Đưng lớn và nhỏ: Ước tính độ dài khoảng 5 km. Bắt đầu bằng tuyến thăm đi qua trảng Sao dầu Trà Beng với bằng lăng tái sinh. Rất nhiều cây nắp ấm mọc lẫn trên thảm cỏ, hoa lan đất (tháng 10,11,12), thảm cỏ nhân trần, trảng cây bụi tiêu biểu là hoa mua tím, trảng cây trâm, trạm quan sát chim. 5.

Tuyến tham quan Trảng Tà Nốt (đường bộ): Một trảng cỏ năng ngập nước đẹp nhất của VQG (đặc biệt vào tháng 5, 6, 7 và 9, 10, 11). Tính đa dạng sinh học cao và có rất nhiều màu sắc của nhiều loại hoa rừng; trạm quan sát các loài chim nước; trảng cây gai bụi đặc trưng cho vùng khô hạn như cây chà là rừng; thảm cỏ chỉ mượt như một tấm nhung, cây dầu Lông với những chồi non màu hồng vươn lên mạnh mẽ như một biểu tượng của sự sống và nhiều loài cây bắt ruồi. 6. Tuyến tham quan tổng hợp rừng sao dầu, rừng tràm và rừng kín thường xanh nửa rụng lá và trảng cỏ: Bắt đầu từ bờ kênh Tà Nốt, dài khoảng 5 km. Tham quan rừng tràm nguyên sinh. Rừng dầu Lông và dầu Trà Beng. Cây thốt nốt. Trảng cây bụi gai. Trảng cỏ nhân trần. ĐDSH của các loài hoa tương tự như các tuyến Tà Nốt. 7. Tuyến tham quan trảng Cố Vấn: Gồm hệ thống của nhiều tuyến tham quan khác nhau. Là điểm trung tâm đi các tuyến khác trong rừng. Các loại sinh cảnh rừng đan xen vào nhau: rừng kín thường xanh, cây rụng lá, rừng dầu Lông xung quanh trảng cỏ. Mùi thơm của cỏ nhân trần. Rừng cây họ trâm đặc trưng… 8. Tuyến tham quan bàu Bà Điếc: Là tuyến duy nhất có thể đi bằng xe bò do hai con bò kéo. Tham quan vùng canh tác của người dân.

Tham quan các hình thức sống và văn hoá cộng đồng của người nông dân Tây Ninh, kiểu nhà, bàn thờ tổ tiên. Giao lưu với cộng đồng ăn cơm miền quê, uống rượu gạo. Mua bán các sản phẩm làm bằng tay, rổ rá, mây tre đan lát. Tham quan dấu vết khu rừng tràm nguyên sinh cổ xưa còn sót lại khu vực bàu Bà Điếc. Tham quan trảng cỏ lác, năng ngọt và quan sát các loài chim nước. Về loại hình và hình thức du lịch, tuỳ theo nhu cầu và sở thích của du khách có thể áp dụng một trong ba loại hình sau: đi bộ, đi xe đạp hoặc đi xuồng ba lá trong quá trình tham quan rừng và các sinh cảnh trong những điều kiện khác nhau.

Về thể chế quản lý du lịch: VQG Lò Gò – Xa Mát là đơn vị chính triển khai và quản lý chương trình du lịch sinh thái. VQG và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia quản lý trên cấp độ chiến lược tổng thể, xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản như giao thông, điện, nước, quy hoạch đất đai. Cộng đồng dân cư địa phương nằm trong khu vực quản lý của VQG được quyền tham gia vào các hoạt động du lịch nhưng phải nằm trong hệ thống và loại hình kinh doanh đã quy hoạch cho từng khu chức năng.

                                                                                                             Nguyễn Thanh Tùng

 

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập19
  • Hôm nay99
  • Tháng hiện tại11,933
  • Tổng lượt truy cập666,495
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 1098/QĐ-UBND

Tên : Quyết định thành lập Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 121 | lượt tải:37

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 326 | lượt tải:199

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 316 | lượt tải:228

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 419 | lượt tải:229

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 320 | lượt tải:0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây