Hạc cổ trắng- thêm một loài chim quý đến định cư ở VQG Lò Gò - Xa Mát

Thứ ba - 13/09/2011 22:38

Hạc cổ trắng- thêm một loài chim quý đến định cư ở VQG Lò Gò - Xa Mát

Hạc cổ trắng- thêm một loài chim quý đến định cư ở VQG Lò Gò - Xa Mát

Hạc cổ trắng có tên khoa học là Ciconia  episcopus  (Boddaert, 1783), thuộc họ Hạc – Ciconiidae, bộ Hạc - Ciconiiformes. Đặc điểm nhận dạng: Con trưởng thành có màu đen ánh lục ở đỉnh đầu, cổ và sau lưng, dưới đuôi màu trắng. Phần còn lại của bộ lông có màu đen ánh đồng ở bao cánh, sau lưng và hông. Con non có bộ lông tương tự nhưng ở màu đen có ánh nâu được thay bằng màu thẫm, lông cổ hơi dài hơn. Mỏ màu đen, mép và chóp mỏ phớt đỏ, chân đỏ thẫm (nhìn chung Hạc cổ trắng bộ lông có màu đen bóng, cổ trắng – đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt Hạc cổ trắng và Hạc trắng, mỏ màu tối, chân màu đỏ).

 

 

Nơi sinh sống thích hợp nhất của Hạc cổ trắng là ở các cánh đồng ngập nước, đầm lầy, vùng quanh các hồ lớn. Thức ăn là các loài động vật thuỷ sinh, chủ yếu là cá. Mùa sinh sản từ tháng 8 - 11 hằng năm, hay gặp làm tổ trong các cánh rừng tràm nước hoặc các rừng khộp ven các trảng ngập nước. Mỗi lứa đẻ khoảng 3 - 5 trứng.

Trong nước ta Hạc cổ trắng phân bổ từ Nam Trung bộ đến Nam bộ. Trên thế giới chúng được xác định có mặt ở châu Phi, Ấn Độ, Pakixtan, Lào, Cămpuchia, Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Philipin. Đây là loài có đặc tính sống định cư.

Theo đánh giá của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Hạc cổ trắng hiện là nguồn gien quý, giá trị khoa học cao. Số lượng đang bị giảm sút nghiêm trọng. Trong nước ta, trước đây chỉ thỉnh thoảng gặp loài này ở vùng rừng tràm U Minh thuộc Đồng Tháp Mười, vùng Mã Đà, Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) và một số trảng ngập nước ở rừng Tây Nguyên. Nguyên nhân chính là do chúng mất nơi làm tổ thích hợp, bị quấy nhiễu, nguồn thức ăn bị cạn kiệt do những tác động của con người như: khai thác các loài thuỷ sản quá mức, bất hợp lý bằng nhiều biện pháp khác nhau và có thể do nguồn thức ăn bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh còn tồn dư ở nơi chúng kiếm ăn.

Ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, theo xác định ban đầu của các cán bộ bảo tồn hiện có 1 cặp Hạc cổ trắng đang sống, tìm kiếm thức ăn ở khu vực trảng Tà Nốt - thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG. Cũng như Le khoang cổ, Hạc cổ trắng là nguồn gien quý hiếm của VQG (hiện tại mỗi loài chỉ mới ghi nhận được 1 cặp - trống và mái). Theo phân hạng của Tổ chức IUCN, Hạc cổ trắng được xếp vào những loài bị đe doạ và sẽ nguy cấp – tức là một loài đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần (VU: A1c,e C2a – các tiêu chí của IUCN). Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), xếp bậc R (hiếm). Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30.3.2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hạc cổ trắng nằm trong phụ lục IIB (phần động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng).

Đây là loài chim nước lớn được pháp luật bảo vệ. Để thực hiện bảo tồn được nguồn gien quý hiếm này, trước mắt, theo chúng tôi VQG cần khoanh vùng bảo vệ nơi kiếm ăn của Hạc cổ trắng. Bên cạnh đó, cần thực hiện tuyên truyền giáo dục các cộng đồng dân cư cần chú ý không được săn, bắt, quấy nhiễu, xâm phạm vùng chim kiếm ăn, nơi chim làm tổ…

THANH TÙNG

 

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập5
  • Hôm nay280
  • Tháng hiện tại23,388
  • Tổng lượt truy cập620,404
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 1098/QĐ-UBND

Tên : Quyết định thành lập Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 77 | lượt tải:27

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 301 | lượt tải:197

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 294 | lượt tải:220

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 391 | lượt tải:222

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 300 | lượt tải:0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây