1. Vị trí địa lý
VQG Lò Gò - Xa Mát thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc. VQG có toạ độ địa lý:
-Từ 11002' - 11047' vĩ độ Bắc và
-Từ 105057' - 106004' kinh độ Đông.
Nằm trên địa bàn hành chính 04 xã: Thạnh Tây, Hòa Hiệp, Tân Bình và Tân Lập huyện Tân Biên.
Ranh giới:
-Phía Bắc giáp Campuchia.
-Phía Nam giáp xã Hòa Hiệp.
-Phía Đông giáp xã Tân Lập, Tân Bình và Thạnh Tây.
-Phía Tây giáp sông Vàm cỏ Đông ( cũng là biên giới giữa Việt Nam và Campuchia).
Tổng diện tích của Vườn là 18.806 ha, ngoài ra Vườn có một vùng đệm rộng 18.600 ha.
2. Một số đánh giá về tài nguyên
1.Thực vật: Thành phần thực vật bậc cao bước đầu đã phát hiện được 115 loài trong 95 chi, 57 họ.
-Với những nghiên cứu bước đầu, có thể xác định được các loại cây họ Dầu phổ biến như: Dầu con rái Dipterocarpus alatus, Dầu trà beng Dipt. obtusifolius, Dầu Song nàng Dipt.dyeri, Dầu mít Dipt.costata, Dầu lông Dipt. intricatus, Sao đen Hopea odorata, Sến mủ Shorea vulgaris, Sến cát Shorea sp, Vên vên Anisoptera cochinchinensis …
-Ngoài ra còn có các loại cây gỗ quí hiếm như: Trai Fagraea fragrans, Dáng hương Pterocarpus cambodianus, Cẩm lai Dalbergia bariensis, Câm xe Xylia dolabriformis, Gõ mật Sindora coc.…
2.Động vật: Hiện đã ghi nhận được các loài : Heo rừng Sus scrofa, Nai Cervus unicolor Kerr, Hoẵng Muticus muntjak, Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus, Khỉ đuôi lợn Macaca nemestrina, Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis, Voọc vá chân đen Pygathrix nemaeus nigripes …
Vài loài thú đặc biệt có giá trị cao về nguồn gen như: Chồn dơi Cynocephalus variegatus, Voọc vá chân đen, sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger …
Đã ghi nhận được 180 loài chim có mặt tại VQG Lò Gò – Xa Mát, trong đó có 154 loài ( chiếm 90% tổng số loài ) cũng được ghi nhận tại VQG Cát Tiên, nơi đã có những nghiên cứu đầy đủ về khu hệ chim . Do có các sinh cảnh phù hợp, VQG. Lò Gò – Xa Mát rất có thể còn có những quần thể tương đối lớn của các loài Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini và Gà lôi hông tía Lophura diardi đang sinh sống. Khu vực này đã được xác định là đủ tiêu chuẩn để nhập vào vùng chim đặc hữu (VCĐH ). Lò Gò – Xa Mát còn là nơi dừng chân của Sếu Đầu đỏ Grus antigone – Sếu Cổ trụi trên đường di cư qua lại giữa Đồng Bằng Sông Cửu Long và miền Bắc Campuchia. Tháng 5/2004 có một cá thể, vì lý do nào đó đã lạc đàn và đã được cứu hộ, đưa về thảo cầm viên TP. Hồ Chí Minh
3. Dân sinh kinh tế
1.Dân số:
Dân số các xã có liên quan đến vùng dự án theo thống kê sau:
-Tổng số hộ: 3.571 hộ.
-Nhân khẩu: 16.276 khẩu (trong đó, nam: 8.715 và nữ: 7.561).
-Hộ theo thành phần dân tộc: kinh (94,6%, Khơ me (5,3%).
Kết quả điều tra kinh tế xã hội 3 xã ( có khả năng ảnh hưởng đến VQG): Tân Bình, Tân Lập, Hoà Hiệp; cho thấy trong vùng lõi của VQG có một số hộ dân tạm trú dọc theo các lộ 791, đường ranh giới nông – lâm, và khu vực trảng Bà Điếc (88 hộ, trong đó có 76 hộ sống ở khu phục hồi sinh thái và 12 hộ sống trong vùng nghiêm ngặt); còn lại chủ yếu sống ngoài vùng đệm, tập trung chủ yếu theo các trục lộ như: quốc lộ 22B, tỉnh lộ 788, 791 và trung tâm các xã.
-Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,6% và tăng cơ học là 3,4%. Tỉ lệ tăng dân số cơ học cao nhất là xã Tân Bình (5,6%), là những lo ngại cho việc bảo tồn các nguồn tài nguyên của VQG.
2.Kinh tế:
-Bình quân thu nhập đầu người: 180 – 250 kg thóc/người/năm. Mức sống thấp do thu nhập cũng như năng suất hoa màu và diện tích đất sở hữu thấp; đặc biệt là đồng bào Khơme ở các sóc: Chà Rục, Sóc Thiếc.
Bảng Năng suất bình quân sản xuất nông nghiệp.
Cây trồng
|
Năng suất (tấn/ha/năm).
|
-Lúa nước 1 vụ
|
1,5
|
-Lúa rẫy
|
0,8 – 1,0
|
-Mì
|
12 – 15
|
Mía
|
35 – 40
|
-Đậu xanh
|
0,4
|
-Đậu phọng
|
0,6
|
-Tập quán canh tác: Đánh giá chung tập quán canh tác của cư dân trong vùng là: Phương thức độc canh, lạc hậu; Sản phẩm thô, rất bấp bênh về giá cả; Trang thiết bị thủ công; Vốn đầu tư hạn chế.
Nhu cầu về bảo tồn thiên nhiên
1.Cách thức đánh giá nhu cầu bảo tồn:
Việc đánh giá nhu cầu bảo tồn là rất quan trọng đối với công tác quản lý của Vườn. Tuy nhiên, do năng lực cán bộ Vườn còn hạn chế, mặt khác do điều kiện dân sinh kinh tế vùng dự án còn thấp, phân bố không tập trung nên công tác đánh giá bảo tồn vừa qua chỉ thực hiện được với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng (theo dự án 661), một số dân cư và chính quyền đại phương ấp, xã. Cách thức cho cộng đồng đánh giá bảo tồn như sau:
-Đối với các hộ nhận khoán bảo vệ rừng: sau khi phổ biến nội dung trong bản dự thảo đánh giá bảo tồn, BQL Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát tiến hành lấy ý kiến thông qua từng nhóm hộ.
-Đối với dân cư ấp Tân Nam, xã Tân Bình: phối hợp với đoàn thanh niên đánh giá nhu cầu bảo tồn trong cuộc họp của Hội Thanh niên và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh. Và Nhờ chính quyền ấp mời một số dân để họp thông qua nội dung bản dự thảo đánh giá bảo tồn và lấy ý kiến của người dân ( số người tham gia 40người/2 lần họp, trong đó có 15 người là phụ nữ).
-Họp với chính quyền thống nhất chỉnh sửa nội dung bản dự thảo theo ý kiến cộng đồng và tiến độ thực hiện dự án.
2.kết quả:
Sau khi tiến hành lấy ý kiến của 13 nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng (với 60 hộ nhận khoán), 40 người dân và 15 thanh niên. Kết quả: tất cả đề đồng ý với bản kế hoạch quản lý hoạt động của Vườn quốc gia. Tuy nhiên, họ có một số yêu cầu và đề nghị, cụ thể như sau:
-Vườn quốc gia cần hỗ trợ cho họ chi phí tham gia tuần tra bảo vệ rừng, hỗ trợ một số công cụ PCCR thô sơ như: cuốc, rựa, dao phát cỏ …
-Khi họ tham gia tuần tra bảo vệ rừng, ngoài lực lượng bảo vệ rừng của Vườn cùng đi, cần có cán bộ địa phương và lực lượng biên phòng tham gia với họ để đảm bảo an toàn vì đây là khu vực biên giới.
-Vườn và chính quyền địa phương cần có kế hoạch hỗ trợ cho họ trong vấn đề giải quyết việc làm để đảm bảo được mức sống tối thiểu khi những lao động chuyên sống dựa vào rừng (săn bắt thú, lấy cắp lâm sản, lấy dầu trong … ) khi họ từ bỏ những hoạt động trên.
3.Các thỏa thuận với người dân:
Vườn quốc gia đồng ý sẽ thực hiện tốt các đề nghị trên của người dân trong khả năng của Vườn. Riêng vấn đề giải quyết việc làm Vườn sẽ bàn bạc với chính quyền địa phương các cấp và các ngành hữu quan để đẫy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến lâm và các chương trình khác 9có thể) để giúp bà con nhanh chóng ổn định đời sống khi từ bỏ những hoạt động phá rừng.
Về phía người dân cam kết. Cụ thể:
-Tham gia thực hiện các hoạt động như trong bản dự thảo.
-Quản lý và sử dụng đúng mục đích các diện tích đất rừng trong qui hoạch của Vườn quốc gia mà họ đang bao chiếm sử dụng. và thực hiên cam kết trồng rừng khi có yêu cầu của Vườn quốc gia. Đồng thời cam kết không sang nhượng cho người khác.
-Những khu vực nào mùa màng bị thú rừng phá thì người dân được thực hiện một số biện pháp xua đuổi nhưng cm kết không làm tổn hại đến thú rừng.