Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát: Mười năm lập Vườn, rừng xanh muôn thuở

Thứ sáu - 21/06/2013 09:45

Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát: Mười năm lập Vườn, rừng xanh muôn thuở

Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát: Mười năm lập Vườn, rừng xanh muôn thuở

Rừng ở đây đã có từ ngàn xưa, nhưng Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (gọi tắt là VQG) thì mới được thành lập theo Quyết định số 91/2002/QĐ-TTg ngày 12.7.2002 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn nằm trên địa phận của 4 xã Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp và Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh (cách thị xã Tây Ninh khoảng 30 km), với chức năng, nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái đất ngập nước; bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu để phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học tuyên truyền giáo dục và du lịch sinh thái; làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động bảo tồn thiên nhiên xuyên biên giới Việt Nam – Campuchia, các hoạt động hợp tác về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học giữa các nước Đông Dương…

Một đoạn sông Vàm Cỏ Đông chảy qua VQG

Bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng

10 năm thực hiện nhiệm vụ được giao, VQG Lò Gò - Xa Mát đã bảo vệ, bảo tồn tốt mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng dày bán ẩm, và sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long hiện còn (dạng rừng tiêu biểu của Lò Gò – Xa Mát, là nơi duy nhất ở Việt Nam có hệ sinh thái này), quan trọng nhất là không để xảy ra cháy rừng tự nhiên. Diện tích bảo vệ rừng được nghiệm thu là 150.639 lượt ha, đạt 99% so với kế hoạch và bằng 134,1% so với cùng kỳ 10 năm trước (giai đoạn 1993 - 2002). Đồng thời thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học của Vườn.

Cùng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho công tác bảo tồn, Ban quản lý VQG còn xây dựng dự án, đề xuất Quỹ Bảo tồn Việt Nam tài trợ vốn để thực hiện 3 dự án bảo tồn tại VQG với kinh phí được tài trợ 160.000 USD. Qua đó, VQG đã tiếp nhận và phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi, đại diện tổ chức WAR, Chi cục Kiểm lâm Tỉnh, Hạt Kiểm lâm VQG thả về rừng tự nhiên hàng trăm cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm như vượn đen má hung, mèo rừng, kỳ đà, kỳ tôm, chồn mực, le le… Các loài ĐVHD này hiện đang sống và phát triển tốt trong môi trường tự nhiên. Qua khảo sát đánh giá của Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) TP.HCM cuối năm 2010 cho thấy, số lượng các loài ĐVHD tăng lên đáng kể, nhất là các loài linh trưởng (khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài)...

Cây nắp ấm- là một loài cây ăn côn trùng có tên khoa học là Nepentes thorelii

Bên cạnh đó, Ban quản lý VQG rất chú trọng, quan tâm công tác phát triển rừng nhằm khôi phục lại vốn rừng đã mất, đã trồng mới được 1.062,5 ha rừng ở những nơi hoàn toàn không còn rừng, đất rừng bị bao, lấn chiếm sử dụng sai mục đích đạt hơn gấp đôi so với kế hoạch được giao.

Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 

Năm 2004, VQG phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước VQG Lò Gò - Xa Mát”. Năm 2007, VQG phối hợp với Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM thực hiện đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò - Xa Mát”. Qua thực hiện hai đề tài này, VQG đã điều tra xây dựng được “Danh lục các loài thực vật bậc cao tại VQG Lò Gò - Xa Mát” gồm 694 loài thực vật có ý nghĩa khoa học và kinh tế hiện còn, cùng với tình trạng phân bố của chúng trong VQG. Xác định được các quần thể động vật quan trọng tại VQG gồm 29 loài thú, 149 loài chim, 56 loài bò sát, 23 loài ếch nhái, 88 loài cá, 128 tiêu bản côn trùng, mức độ phổ biến và tình trạng nguy cấp nơi phân bố của chúng. Đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động, thực vật, xác định các giá trị về mặt bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các loài động, thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Loài phong lan mới phát hiện -Dendrobium minusculum Aver

Tiếp tục khảo sát, điều tra để bổ sung cho danh lục động thực vật VQG, ngày 26.12.2008 VQG phát hiện được một loài phong lan mới của thế giới, được đặt tên khoa học là Dendrobium minusculum Aver. Mới đây, trong năm 2012 VQG phát hiện thêm loài cây “Nắp ấm”, là một loài cây ăn côn trùng có tên khoa học là Nepentes thorelii, theo Tiến sỹ Lưu Hồng Trường thì đây là lần đầu tiên sau 100 năm mới phát hiện được loài này ở môi trường tự nhiên trên thế giới tại VQG Lò Gò – Xa Mát (trước đây được đánh giá là tuyệt chủng ngoài môi trường tự nhiên). Về động vật, VQG còn phát hiện được quần thể “chà vá chân đen” là loài đặc hữu của Đông Dương; ghi nhận được hình ảnh các loài “le khoang cổ”, “hạc cổ trắng”... đều là những loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; về thực vật đã phát hiện được nhiều loài mới như “dầu đồng”, “thuỷ nữ hoa đỏ”....

Phát triển du lịch sinh thái 

Những kết quả tích cực trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, và công tác tôn tạo các di tích lịch sử thuộc quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam trên địa bàn VQG…, đã thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái ngày càng phát triển, hình ảnh của VQG Lò Gò - Xa Mát ngày càng được nhiều người biết đến.

Hạc cổ trắng

Trong mấy năm qua, Ban quản lý VQG đã tiến hành xây một số cơ sở để phục vụ cho du khách như: 1 nhà khách với 10 phòng có máy điều hoà nhiệt độ tại khu hành chính, dịch vụ VQG với vốn đầu tư 890 triệu đồng; đang xây dựng 3 trạm bảo vệ rừng và tiếp đón du khách tại 2 vị trí cửa rừng (trạm Ngã ba Lò Gò – đã hoàn chỉnh và trạm Cầu Sắt), 1 trạm tại trung tâm suối Đa Ha, vốn đầu tư mỗi trạm khoảng 1,2 tỷ đồng, mỗi trạm có thể đón tiếp từ 30 – 40 khách du lịch dã ngoại ăn, nghỉ qua đêm. Trong thời gian tới, VQG sẽ xây dựng thêm bến thuyền để phục vụ cho các du khách có nhu cầu thưởng ngoạn trên sông Vàm Cỏ Đông và xây dựng 2 trạm quan sát chim, thú ở trảng Tà Nốt và trên đường vào căn cứ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam. Những việc làm này thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái VQG ngày càng phát triển. 5 năm gần đây, bình quân mỗi năm VQG đón tiếp 2.500 lượt khách, tăng gần 300% so với cùng kỳ giai đoạn 2002 – 2006.  

Nhìn chung, trong 10 năm qua, với công tác quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên rừng và xây dựng phát triển vốn rừng được thực hiện tốt, độ che phủ của rừng ở VQG tăng lên đáng kể, từ 77,4% năm 2002 tăng lên 88,4% năm 2011. Con số này cho thấy VQG đã ngăn chặn triệt để được tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn; hạn chế việc ra, vào rừng và tự do chăn thả gia súc trong rừng, tạo điều kiện phục hồi hệ động vật rừng, nhất là các loài chim nước…

THANH TÙNG

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay215
  • Tháng hiện tại4,235
  • Tổng lượt truy cập457,985
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 212 | lượt tải:119

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 195 | lượt tải:158

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 290 | lượt tải:159

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 223 | lượt tải:0

Số : 44/2019/QH14

Tên : Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 266 | lượt tải:58

Số : 39/2019/QH14

Tên : Luật đầu tư công

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 194 | lượt tải:64
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây