Voọc chà vá chân đen – ghi nhận và kết quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Thứ tư - 09/08/2017 15:29

Voọc chà vá chân đen – ghi nhận và kết quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Voọc chà vá chân đen – ghi nhận và kết quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học

     Thực hiện kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2011-2020, “Xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài linh trưởng ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh” là một trong những đề tài khoa học thực hiện theo nguồn vốn khoa học công nghệ nhằm đánh giá và đưa ra các giải pháp bảo tồn, nâng cao giá trị đa dạng sinh học.

 

     Trong quá trình thực hiện đề tài, các chuyến điều tra thực địa đã được thực hiện nhằm đánh giá số lượng loài cũng như số lượng cá thể, vùng phân bố của các loài linh trưởng đang hiện diện ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

 

     Từ Đội quản lý bảo vệ rừng Lò Gò cạnh bên dòng sông Vàm Cỏ Đông lịch sử, đoàn công tác của chúng tôi bao gồm Vườn quốc gia kết hợp với Viện Sinh thái học Miền Nam bắt đầu những chuyến đi xuyên rừng theo kế hoạch với  “súng ống đầy đủ” – là những chiếc máy ảnh luôn sẵn sàng ghi nhận sự xuất hiện của các loài linh trưởng nơi đây. Những chú Khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi lợn, Cu li nhỏ chúng tôi đã bắt gặp ấy vậy mà “nữ hoàng” - Voọc chà vá chân đen loài động vật được Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh vẫn chưa xuất hiện. Voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) có ý nghĩa khoa học lớn, là loài đặc hữu của Việt Nam được bảo vệ nghiêm ngặt nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2000), Sách đỏ Thế giới (IUCN, 2000) thuộc nhóm EN – cực kỳ nguy cấp. Chính vì những lý do này mà đoàn công tác luôn hy vọng sẽ ghi nhận được sự xuất hiện của loài này.

 

 

 

Voọc chà vá chân đen ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

 

     Xuyên qua những cánh rừng, lội qua những con suối, băng qua những trảng cỏ ngập nước rồi lại cánh rừng thường xanh với những cây Dầu con rái cao chót vót ở tần trên cùng, những tiến kêu nghe là lạ mà quen quen của một đàn linh trưởng đang đùa giỡn với nhau. Ống nhòm, máy ảnh được đưa lên phóng tầm mắt về phía tiếng kêu xuất hiện. Đoàn chúng tôi vỡ òa vì hạnh phúc khi Thạc sĩ  Trần Văn Bằng (Viện Sinh thái học Miền Nam) khẳng định đây là loài Voọc chà vá chân đen. Một, hai, ba, bốn, năm, sáu – sáu cá thể của một gia đình, sự ghi nhận này càng có ý nghĩa lớn hơn khi trong đàn còn xuất hiện một chú Voọc nhỏ (hơn một tuổi) chứng minh rằng quần thể Voọc chà vá chân đen đang dần phục hồi ở nơi đây.

 

 

Gia đình Voọc chà vá chân đen đã được ghi nhận

 

     Voọc chà vá chân đen là loài đặc hữu phân bố hẹp được xem là “báu vật” của thiên nhiên, sự ghi nhận trở lại của loài này sau một thời gian dài khẳng định rằng công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát đã mang đến những hiệu quả đáng kể.

 

 

 

 

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay171
  • Tháng hiện tại4,191
  • Tổng lượt truy cập457,941
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 212 | lượt tải:118

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 195 | lượt tải:158

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 290 | lượt tải:159

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 223 | lượt tải:0

Số : 44/2019/QH14

Tên : Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 266 | lượt tải:58

Số : 39/2019/QH14

Tên : Luật đầu tư công

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 194 | lượt tải:64
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây