Những cánh cò Nhạn lại về Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

Thứ ba - 31/05/2022 17:21

Những cánh cò Nhạn lại về Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.

 Theo ghi nhận mới nhất, vào buổi chiều muộn cùng ngày 28/5/2022, tại Trảng Tà Nốt - Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, nhân viên bảo vệ rừng đã quan sát được những đàn cò Nhạn lên đến trên 1.000 cá thể đang dừng chân cư ngụ và kiếm thức ăn tại đây

 

                                                              Phòng Khoa học, Bảo tồn và Hợp tác quốc tế

            Ths. Hồ Đắc Long

 

       Theo ghi nhận mới nhất, vào buổi chiều muộn cùng ngày 28/5/2022, tại Trảng Tà Nốt - Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, nhân viên bảo vệ rừng đã quan sát được những đàn cò Nhạn lên đến trên 1.000 cá thể đang dừng chân cư ngụ và kiếm thức ăn tại đây. Đã lâu lắm rồi chúng mới trở lại sau một thời gian dài vắng bóng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy những sinh cảnh, đất ngập nước và tài nguyên sinh vật ở đây được bảo vệ tốt và ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cư ngụ và kiếm ăn của các loài chim di cư.

 

 

       Cò nhạn hay còn gọi là Cò ốc có tên khoa học là Anastomus oscitans là một loài chim thuộc Họ Hạc. Chim trưởng thành có sải cánh từ 0,6 – 1,0 mét và có trọng lượng trung bình 1 – 1,5 kg. Cò nhạn có đặc điểm sống định cư, nhưng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cư tới vùng khác. Chúng ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước ngọt như là hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn.

 

 

       Trong những năm gần đây, địa điểm dừng chân quen thuộc và yêu thích của loài này tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là cánh đồng cỏ đưng - năng được bao bọc xung quanh là những cánh rừng dầu trà beng– một vùng đất ngập nước theo mùa quan trọng và đặc sắc của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, tiểu khu 17, nơi có nhiều nét tương đồng với vùng đất ngập nước của Đồng Tháp Mười, nơi chứa đựng những giá trị lớn về đa dạng sinh học.

 

 

       Thường kỳ, mỗi đợt cò Nhạn bay về tìm chốn ngụ, chúng ở lại khá lâu có thể kéo dài cả tháng, sau đó sẽ tiếp tục chuyến hành trình di cư đến vùng khác.

 

 

       Đến với vườn quốc gia vào mùa này, chúng ta có thể đến ngắm những cánh Cò nhạn ở đài quan sát lửa rừng tại trạm quản lý bảo vê rừng Tà Nốt vào lúc ánh mặt trời bắt đầu lấp ló trên những ngọn Dầu Trà beng và vào buổi chiều muộn sau quãng thời gian đi kiếm ăn bay về nghỉ đêm. Và những điều mới lạ đang chờ bạn khám phá …

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay134
  • Tháng hiện tại5,583
  • Tổng lượt truy cập452,727
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 205 | lượt tải:111

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 188 | lượt tải:154

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 280 | lượt tải:151

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 215 | lượt tải:0

Số : 44/2019/QH14

Tên : Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 256 | lượt tải:57

Số : 39/2019/QH14

Tên : Luật đầu tư công

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 186 | lượt tải:62
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây