Đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động thực vật Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát”

Thứ sáu - 22/09/2017 22:32

Đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động thực vật Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát”

Đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động thực vật Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát”

       Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát (VQG LGXM) nằm phía Tây trên vùng đất thấp miền Đông Nam bộ và có diện tích rừng lớn nhất tỉnh Tây Ninh.

 

       Trong thời kỳ chiến tranh, khu vực Lò Gò – Xa Mát là căn cứ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, là cơ sở của Đài phát thanh Giải phóng Miền Nam và nhiều cơ quan khác nên được chính quyền địa phương coi trọng về mặt lịch sử.

 

       Trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển, ngày 12/7/2002 khu rừng đặc dụng Lò Gò – Xa Mát được chính thức trở thành Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát (theo quyết định số 91/2002/QĐ-TTg).

 

       Cùng với ý thức của cộng đồng về việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng được nâng cao, mối quan hệ hữu nghị hòa bình của Việt Nam và nước láng giềng anh em Campuchia ngày càng bền vững, ổn định là những nhân tố quan trọng đưa đến việc thiết lập chương trình lâu dài bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học vùng biên giới phía Tây Việt Nam. Đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động thực vật VQG Lò Gò – Xa Mát” ra đời hướng đến việc quy hoạch tổng thể, bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật và phát triển bền vững của Vườn quốc gia.

 

         1. Mục tiêu của đề tài

 

        - Xây dựng được danh lục các loài thực vật bậc cao có ý nghĩa khoa học và kinh tế hiện diện trong khu VQG Lò Gò – Xa Mát cùng với tình trạng phân bố của chúng.

 

       - Xác định được các quần thể động vật quan trọng tại VQG, mức độ phổ biến và tình trạng nguy cấp, nơi phân bố của chúng.

 

        - Đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động thực vật.

 

        - Lập bản đồ thảm thực vật.

 

        - Sưa tầm và bảo quản một số mẫu vật tiêu biểu cho các loài động vật: thú nhỏ, bò sát, cá, chim, côn trùng; thực vật: bậc cao, bậc thấp và cây thuốc quan trọng tại VQG tạo cơ sở cần thiết cho các bước nghiên cứu quy hoạch và phát triển VQG sau này.

 

         - Đề xuất các biện pháp bảo tồn động, thực vật phù hợp.

 

          2. Kết quả đạt được của đề tài

 

        - Hệ thực vật rừng VQG LGXM được thống kê khoảng 700 loài với đại diện của 5 ngành thực vật, 60 bộ, 116 họ và 396 chi. Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) là nơi tập trung của nhiều loài thực vật nhất (chiếm 97,1 % tổng số loài thực vật).

 

       

        - Có 6 kiểu thảm thực vật chính tại VQG LGXM: (1) Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa; (2) Kiểu rừng sao dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa trên nền đất ferralite nông và sâu; (3) Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế họ sao dầu và tràm; (4) Kiểu rừng khô ngập nước theo mùa ưu thế tràm và cây bụi gai (Randia); (5) Trảng cỏ ngập nước theo mùa và (6) Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối.

 

 

        - Các loài thực vật đặc hữu và cận đặc hữu là điểm nhấn đặc biệt cho tính đặc trưng của khu hệ thực vật LGXM và được chia làm 3 nhóm. (i) Nhóm 1: Habenaria rostrata, Pectelis susannae, Dendrobium leonis, Micropera pallida (Orchidaceae) phân bố hẹp giới hạn trong các kiểu rừng ưu thế họ Sao Dầu thuộc Nam Đông Dương từ vùng đồng bằng Thái Lan đến Cam Pu Chia và một phần nhỏ của Việt Nam. (ii) Nhóm 2: Colona auriculata (Tiliaceae), Dalechampia falcate (Euphorbiaceae), Decaschistia parviflora (Malvaceae) là các loài đặc hữu của Việt Nam và vùng lân cận bên Campuchia. (iii) Nhóm 3: Malleola seidenfadenii(Orchidaceae) Phoenx loureiroi (Arecaceae), Villarsia rhomboidalis (Menyanthaceae) là các loài đặc hữu của phía Đông Đông dương kể cả Việt Nam và một phần của Lào và Campuchia.


 

        - Tài nguyên cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát khá phong phú và đa dạng không chỉ về thành phần loài (đề tài đã ghi nhận được 179 loài) mà cả về công dụng cũng như các bộ phận sử dụng để làm thuốc như cả cây, rễ, thân, lá, quả hoặc khác (hoa, resin, tinh dầu…).

 

        - Đã ghi nhận được 149 loài chim thuộc 15 bộ và 40 họ. Trong số 149 loài chim này, có 3 loài quí hiếm ghi trong trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đó là Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Già đẫy Java (Leptotilos javanicus), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus). VQG Lò Gò – Xa Mát là một trong những vùng chim quan trọng của Việt Nam và là một trong những địa  điểm dừng chân  quan trọng của các loài chim di cư trong đó có loài Sếu cổ trụi (Grus antigone) và Cò nhạn (Anastomus oscitans). 


 

        - Nhóm ếch nhái ở VQG LGXM gồm 23 loài thuộc 2 bộ, 6 họ và 15 giống bằng 13,2% loài ếch nhái so với cả nước. Ếch nhái ở đây là những loài sống rất thích hợp ở độ cao thấp và thích nghi tốt với điều kiện sống chịu sự tác động từ con người. Tính hoạt động theo mùa (trú khô) là một nét đặc trưng của khu hệ ếch nhái tại VQG LG – XM. Chỉ có 1 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2000) ở bậc VU là ếch giun (Ichthyophis bannanicus). Loài nhái bầu vẽ (Micrhyla picta) là đặc hữu của Việt Nam.


 

        - Bò sát ở VQG LGXM gồm 56 loài, thuộc về 2 bộ, trong đó Bộ có vẩy (Squamata) có số loài chiếm đến 92,9 %. Bò sát ở LGXM rất đa dạng về các họ với tổng số ghi nhận là 15 họ (chiếm 65,2% số họ của cả nước), trong đó chiếm ưu thế là họ Rắn nước (Colubridae) với 21 loài, chiếm 37,5% số loài của khu vực. Bò sát VQG LGXM có 40 giống (chiếm 30,0% số giống cả nước), nhưng 92,7% số giống chỉ có 1 – 2 loài. Khu hệ Bò sát LGXM mang tính đặc trưng vùng đồng bằng Nam bộ ví dụ như loài rắn Bông súng  (Enhydris enhydris), rắn ri (Erpeton tentaculatum) … vừa mang tính đặc trưng cho khu hệ Nam Trường Sơn (thằn lằn đuôi đỏ, thằn lằn phê nô, rắn chàm quạp, rùa núi vàng …). Có 18 loài bò sát quý hiếm trong đó 9 loài nguy cấp và loài rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) đang là loài cực kỳ nguy cấp. (RN).


 

        - Khu hệ Cá LGXM mang tính đặc trưng của vùng trung lưu và hạ lưu sông Mê Kông với 88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ, bằng 70,4 % khu hệ cá Đồng Tháp Mười. Có 77/88 loài cá có giá trị kinh tế. Khu hệ cá LGXM vừa có tính di cư vừa mang tính địa phương (tại chỗ). Đã xác định 5/88 loài Cá có tên trong sách Đỏ Việt Nam, 2000 và danh lục Đỏ Việt Nam, 2004 (theo tiêu chuẩn mới của IUCN). Loài cá Hường Coius microlepis (Bleeker, 1853) đang là đối tượng có giá trị kinh tế cực kỳ cao được dùng làm cá cảnh và xuất khẩu đi nước ngoài. Loài cá cóc Cyclocheilichthys heteronema (Bleeker, 1853) được tìm thấy ở khu hệ cá Vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát là ghi nhận mới cho khu hệ cá nước ngọt Việt Nam.


 

       - LGXM đã ghi nhận được 29 loài thú của 7 bộ: bộ ăn sâu bọ (Insectivora), bộ Dơi (Chiroptera), bộ Linh trưởng (Primates), Bộ móng guốc chẵn (Arctiodactyla), Bộ Ăn thịt (Carnivora), bộ gặm nhấm (Rodentia), bộ Thỏ (Lagomorpha). Những loài thú của Vườn quốc gia LGXM đang bị đe dọa nghiêm trọng vì tác động của con người và môi trường phát triển ngày càng xấu. đến vùng cư trú. Một số loài rất có giá trị của VQG LGXM nhưng lại bị xếp vào dạng nguy cấp như: Voọc Chà vá chân đen, Voọc bạc, Khỉ đuôi lợn, Cu li nhỏ, Dơi cho tai ngắn , sóc bay đen trắng ...


 

        - Hệ côn trùng LGXM là một phần rất quan trọng của vùng rừng mưa nhiệt đới khu vực phía Nam, Việt Nam. Đã định danh và ghi nhận được 128 taxa côn trùng thuộc về 9 bộ.


 

 

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập13
  • Hôm nay507
  • Tháng hiện tại17,807
  • Tổng lượt truy cập644,316
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 1098/QĐ-UBND

Tên : Quyết định thành lập Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 99 | lượt tải:31

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 311 | lượt tải:198

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 301 | lượt tải:224

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 402 | lượt tải:225

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 307 | lượt tải:0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây