Đề tài "Quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát"

Thứ ba - 10/01/2017 16:28

Đề tài

Đề tài "Quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát"

      Đất ngập nước chiếm khoảng 8,6 triệu km2 (khoảng 8,6% diện tích bề mặt trái đất) (Mitsch & Gooselink 2000). Tuy có diện tích không lớn so với nhiều sinh cảnh khác, đất ngập nước lại chứa đựng nhiều giá trị to lớn về kinh tế và môi trường. Đất ngập nước là nguồn cung cấp quan trọng của nhiều loại sản phẩm như nước ngọt, động thực vật dùng làm thực phẩm cho con người, dược liệu, vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho một số ngành sản xuất – kể cả công nghiệp và thủ công mỹ nghệ. Nhiều vùng đất ngập nước còn có giá trị to lớn trong đời sống văn hóa tinh thần, có cảnh quan đẹp, là nơi du lịch, nghỉ dưỡng. Các chức năng sinh môi quan trọng bao gồm: bảo vệ đường chống xói lở, hạn chế tác động của gió bão, ổn định vi khí hậu, ổn định nguồn nước, duy trì vòng tuần hoàn của nhiều chu trình sinh – địa – hóa, là nơi ở của nhiều loài động thực vật. Hỗ trợ đa dạng sinh học là một trong những giá trị sinh môi quan trọng của đất ngập nước. Mặc dù chiếm một tỉ lệ nhỏ về diện tích nhưng đất ngập nước trên thế giới lại là nơi sinh sống của một tỉ lệ lớn hơn rất nhiều các loài động – thực vật. Nhiều loài tuy sống chủ yếu trên cạn nhưng vẫn lệ thuộc vào các vùng đất ngập nước như là nơi kiếm ăn, uống nước.

      Mặc dù có giá trị to lớn nhưng các vùng đất ngập nước đang biến mất hoặc thoái hóa với một tốc độ rất nhanh. Giảm sút diện tích và thoái hóa đất ngập nước diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới nhưng tập trung cao nhất ở những nước nghèo, đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do sức ép khai thác tài nguyên, mở rộng đất đai cho sản xuất, định cư và ô nhiễm môi trường nước.

      Việt Nam là quốc gia phong phú về tài nguyên đất ngập nước với gần 10 triệu hecta diện tích đất ngập nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2005). Có nhiều loại hình đất ngập nước khác nhau cùng hiện diện trên lãnh thổ, từ các vùng ven biển như vịnh nông, rừng ngập mặn, đầm, phá, bãi biển đến các hệ thống đất ngập nước vùng ngọt như các vùng ven sông, suối, hồ, đầm lầy. Cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, đất ngập nước ở Việt Nam đang trong xu hướng giảm sút về diện tích và chất lượng. Nhiều vùng đất ngập nước tự nhiên rộng lớn ở ven biển và châu thổ sông đã bị biến thành đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Những diện tích tự nhiên ít ỏi còn lại cũng đang chịu nhiều áp lực khai thác và chuyển đổi. Nhận thức được tầm quan trọng của các hệ sinh thái đất ngập nước, chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.

      Tỉnh Tây Ninh là một trong những địa phương thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến quản lý hiệu quả tài nguyên đất ngập nước. Ngay từ năm 2001, Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường của tỉnh đã tổ chức một hội thảo khoa học về các hệ sinh thái đất ngập nước khu vực Lò Gò – Xa Mát quy tụ một số nhà khoa học trong và ngoài nước.

      Năm 2004, với sự tài trợ của Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Tây Ninh, Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò – Xa Mát chủ trì thực hiện đề tài “Quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh”. Tham dự đề tài gồm có Khoa Sinh học – trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM; Phân viện Địa lý và Phân viện Vật lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia tại TPHCM cùng Ban quản lý VQG Lò Gò – Xa Mát.

      Với mục tiêu của đề tài là:

      Kiểm kê tài nguyên đất ngập nước VQG Lò Gò – Xa Mát.

      Định hướng quy hoạch bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.

      Kết quả thu được của đề tài:

      - Đất ngập nước của VQG chiếm diện tích 4.533 ha, bao gồm 3.295 ha đất ngập nước tự nhiên và 1.238 ha đất ngập nước nhân tạo. Đất ngập nước tự nhiên chiếm 17,5%  diện tích toàn Vườn.

      - Hệ thống phân loại đất ngập nước của VQG Lò Gò – Xa Mát bao gồm 7 lớp và 10 đơn vị. Các lớp đất ngập nước gồm có: (i) đất ngập nước thuộc sông, (ii) đất ngập nước thuộc suối, (iii) đất ngập nước thuộc trảng, (iv) đất ngập nước thuộc bàu, (v) kênh đào, (vi) ruộng lúa nước và (vii) đất ngập nước bồn trũng nhân tạo. Trên cơ sở phân loại này, bản đồ đất ngập nước VQG Lò Gò – Xa Mát tỉ lệ 1/10.000 được thành lập.

      - Chất lượng nước trong các thủy vực đất ngập nước VQG hiện tương đối tốt, ngoại trừ vùng kênh Tà Xia và các kênh phía nam bị ô nhiễm hữu cơ do nước thải nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Đoạn đầu của suối Đa Ha cũng nhận một tải lượng ô nhiễm khá lớn từ các vùng đất nông nghiệp bên Campuchia.

     - Hóa tính nước của các thủy vực thay đổi đáng kể theo mùa. Vào mùa mưa, tình trạng các thủy vực trở nên thuận lợi hơn cho sự phát triển của các sinh vật thủy sinh.

      - Các vùng đất ngập nước VQG LGXM có vai trò quan trọng trong việc duy trì ĐDSH cho khu vực. Đề tài đã ghi nhận 499 loài phiêu sinh thực vật, 75 loài phiêu sinh động vật, 31 loài động vật đáy, 109 loài côn trùng nước, 206 loài thực vật có mạch, 82 loài cá, 15 loài lưỡng cư, 20 loài bò sát và 123 loài chim hiện diện trên các vùng đất ngập nước. Tuy chỉ chiếm 17,5% diện tích nhưng các vùng đất ngập nước là nơi sinh sống của một tỉ lệ rất lớn các loài động thực vật của VQG Lò Gò – Xa Mát.

      - Các mối đe dọa chủ yếu của đất ngập nước VQG hiện nay là:

      + Tình trạng khô cạn các vùng đất ngập nước

      + Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

      +  Sự khai thác quá mức một số nguồn tài nguyên

      + Xáo trộn môi trường gây ra do chăn thả gia súc

       + Sự xâm lấn của một số loài cỏ dại môi trường

       + Tình trạng lấn chiếm, biến đổi đất ngập nước thành đất nông nghiệp

       - Các khó khăn trong quản lý ĐNN tại VQG LGXM bao gồm:

       + Thiếu thốn nhân lực và hạn chế trong trình độ chuyên môn liên quan đến quản lý ĐNN.

     + Những khó khăn liên quan đến quản lý khu vực biên giới như tình trạng khai thác trái phép của người Campuchia, buôn lậu qua biên giới, khó khăn trong việc triển khai các hoạt động du lịch sinh thái.

      - Việc quản lý môi trường tự nhiên của ĐNN tại VQG LGXM cần tập trung vào các công tác sau:

      + Phục hồi thủy chế.

      + Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước.

      + Quản lý hiệu quả việc khai thác tài nguyên.

      + Tăng cường quản lý các hệ sinh thái ĐNN trọng yếu.

      + Giám sát và can thiệp sớm sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lai.

       - Xây dựng và vận hành hệ thống giám sát môi trường ĐNN cho VQG LGXM là rất cần thiết.

       - VQG LGXM có tiềm năng rất lớn trong phát triển DLST, các vùng ĐNN trong Vườn đóng góp rất lớn vào tiềm năng này.

       Một số hình ảnh về đất ngập nước ở Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát:

 

 

 

 

 

 

 

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay459
  • Tháng hiện tại17,759
  • Tổng lượt truy cập644,268
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 1098/QĐ-UBND

Tên : Quyết định thành lập Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 99 | lượt tải:31

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 311 | lượt tải:198

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 301 | lượt tải:224

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 402 | lượt tải:225

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 307 | lượt tải:0
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây