Dự án “Giám sát Đa dạng sinh học và giám sát sử dụng tài nguyên rừng và dịch vụ môi trường rừng tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát”

Thứ năm - 28/09/2017 16:24

Dự án “Giám sát Đa dạng sinh học và giám sát sử dụng tài nguyên rừng và dịch vụ môi trường rừng tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát”

Dự án “Giám sát Đa dạng sinh học và giám sát sử dụng tài nguyên rừng và dịch vụ môi trường rừng tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát”

Những năm gần đây, nghiên cứu về đa dạng sinh học (ĐDSH) nấm lớn ngày càng được quan tâm  bởi giá trị sử dụng của nấm trong thuốc kháng sinh, enzyme, thực phẩm và các thành phần trong dược phẩm (Lodge, 1997). Nấm còn là một trong những thành viên của hệ sinh thái rừng, góp phần tạo nên tính đa dạng của hệ sinh thái. Nấm giữ vai trò quan trọng trong phân giải chất hữu cơ và trả lại chất vô cơ, xúc tiến quá trình tuần hoàn của các chất C,N,S,P có tác dụng làm sạch môi trường nước và không khí cho thế giới thực vật và tạo nên hệ thống tự bón phân điều tiết dinh dưỡng của rừng. Bên cạnh đó, một số loài Nấm sống cộng sinh với hệ thực vật, với đặc điểm chính là khả năng phân hủy xác thực vật và hấp thu các nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây. Do đó loại nấm này rất quan trọng cho sự phát triển của cây chủ. Ngoài khả năng được biết đến như cộng sinh với các cây lá kim thuộc họ Thông (Pinaceae), các nấm rễ cộng sinh này còn thấy phổ biến ở các loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Đậu (Fabaceae). Sự thích nghi về sinh thái của loài nấm rễ hoại sinh biểu thị ở mức độ cao và có thể giới hạn với cây chủ hẹp, thường chúng chỉ cộng sinh duy nhất với một họ hay một chi thực vật. Vì vậy hệ thực vật ảnh hưởng rất lớn đến xuất hiện của các thành phần loài nấm này (Tôn Thất Minh, 2009). Khu vực ôn đới có các nghiên cứu về Nấm nhiều và rõ hơn tại khu vực nhiệt đới. Tuy nhiên sự đa dạng sinh học về hệ Nấm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới được xem là lớn hơn rất nhiều so với khu vực ôn đới. Nguyên nhân chính là do sự đa dạng về hệ thực vật cây chủ, nguồn dinh dưỡng dồi dào và sự đa dạng sinh cảnh (Lodge & T, 1995).

 

Các đề tài, dự án nghiên cứu đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò – Xa Mát chỉ mới xây dựng được danh lục (có thể với thông tin mô tả sơ lược về loài) và một số thông tin về phân bố chung. Đối với nguồn tài nguyên nấm lớn chưa có báo cáo chi tiết nào tại VQG Lò Gò – Xa Mát. Năm 2007, Vũ Ngọc Long và cộng sự có đề cập đến thành phần tài nguyên nấm ở VQG với 55 loài. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa đưa ra danh mục và tên danh pháp chính xác, các loài trong báo cáo chỉ mới xác định được đến chi (giống – genus) và chưa được hệ thống thành các cơ sở dữ liệu máy tính thật sự, trong đó phải bao gồm các trường dữ liệu theo qui ước của Hệ thống thông tin đa dạng sinh học toàn cầu, có thể quản lý bằng phần mềm máy tính chuyên dụng, có thể cập nhật về sau, tạo cơ sở để đánh giá hiện trạng và theo dõi biến động theo thời gian, nhất là trong hoàn cảnh có sự biến động về đa dạng sinh học trước sự tác động mạnh mẽ của con người và biến đổi khí hậu. Đồng thời, làm nền tảng cho việc quản lý, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh học cũng như nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện triển khai hiệu quả các hoạt động giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. Do đó việc điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đa dạng các loài nấm ở VQG Lò Gò – Xa Mát cần được triển khai, thực hiện.

 

Cùng với các chủ trương, chính sách của UBND tỉnh Tây Ninh nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, VQG Lò Gò – Xa Mát phối hợp với Viện Sinh thái học Miền Nam triển khai thực hiện dự án “Giám sát ĐDSH và giám sát sử dụng tài nguyên rừng và dịch vụ môi trường rừng tại VQG Lò Gò – Xa Mát” và báo cáo “Điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu Nấm lớn” nằm trong khuôn khổ dự án. Kết quả đạt được sẽ cung cấp các bài học tiến hành một chương trình qui mô và hệ thống nhằm mục đích xây dựng một bộ cơ sở dữ liệu tin cậy và toàn diện về đa dạng sinh học cho Vườn, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo qui ước quốc tế và đáp ứng được nhu cầu quản lý, bảo tồn và phát triển của Vườn quốc gia.

 

Mục tiêu của báo cáo

 

Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học nấm lớn làm nền tảng đầu tiên, tiến đến việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho các nhóm đa dạng sinh học của VQG trong tương lai.

 

Đánh giá tính đa dạng sinh học tài nguyên nấm lớn, phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên nấm lớn tại VQG.

 

Kết quả đạt được

 

Nghiên cứu này đã thu thập được 171 số hiệu nấm lớn gồm 112 loài, thuộc 66 chi với 36 họ của 13 bộ. Trong đó, có 108 loài thuộc ngành Basidiomycota (Nấm đảm) và 4 loài thuộc ngành Ascomycota (Nấm túi).

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần loài Nấm lớn ở VQG Lò Gò – Xa Mát rất đa dạng, trong đó ngành Nấm đảm Basidiomycota chiếm ưu thế tuyệt đối với 11 bộ, 34 họ, 64 chi, 108 loài chiếm 96,43% loài đã xác định. Ngành nấm túi Ascomycota chiếm 2 bộ, 2 họ, 2 chi, 4 loài chiếm 3,57% trong tổng số loài ghi nhận đến thời điểm hiện tại trên địa bàn VQG Lò Gò – Xa Mát.

 

Thành phần loài nấm lớn được ghi nhận ở VQG Lò Gò – Xa Mát là khá đa dạng. Trong số các loài đã được định danh có 13 loài có dược tính, 11 loài có thể sử dụng làm thực phẩm và 2 loài có độc tính.

 

Theo sách đỏ Việt Nam 2007, có hai loài nấm nằm trong danh sách các loài quý hiếm đã được nhóm khảo sát ghi nhận trong dự án này là: Lentinus sajor-caju (EN) và Cookeina tricholoma (VU).

 

Trong các khu vực được khảo sát, Trạm Đaha là khu vực có số lượng loài được ghi nhận nhiều nhất (với 52 loài) kế đến là Đội biên giới với 32 loài.

 

Bộ cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học các loài nấm lớn được xây dựng dựa trên các thông tin khảo sát thực địa. Làm nền tảng đầu tiên, tiến đến việc xây dựng một cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho các nhóm đa dạng sinh học của VQG trong tương lai.

 

 

Dictiophora indusiata

 

Phallus multicolor Amanita spreta Leucocoprinus birnbaumii

 

Cookeina sulcipes

Nấm ly hồng lông mịn

 

Cookeina tricholoma

Nấm ly hồng lông thô

Boletus umbriniporus Coprinus micaceus
Fomitiporia robusta

Ganoderma lucidum

Microporus subaffinis Fomitopsis ochracea

 

Một số loài nấm lớn ở VQG Lò Gò - Xa Mát

  Ý kiến bạn đọc

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay160
  • Tháng hiện tại5,081
  • Tổng lượt truy cập458,831
Bản đồ vườn quốc gia
  • ban do

Số : 01/2023/TT-BTNMT

Tên : Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Thời gian đăng: 20/03/2023

lượt xem: 213 | lượt tải:123

Số : 521/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2026-2031

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 195 | lượt tải:159

Số : 522/QĐ-VQG

Tên : Về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ cấp phòng nhiệm kỳ 2021-2026

Thời gian đăng: 20/06/2022

lượt xem: 291 | lượt tải:159

Số : 446/QĐ-UBND

Tên : QĐ ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 227 | lượt tải:0

Số : 44/2019/QH14

Tên : Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 270 | lượt tải:58

Số : 39/2019/QH14

Tên : Luật đầu tư công

Thời gian đăng: 03/06/2022

lượt xem: 196 | lượt tải:65
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây